Tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân và cách xử lý
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mức đường huyết tăng cao chỉ trong thời kỳ mang thai. Trong trường hợp thai phụ đã có bệnh đái tháo đường trước khi mang thai thì không được gọi là tiểu đường thai kỳ. Mặc dù chỉ xuất hiện trong thời kỳ mang thai nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trì phù hợp thì căn bệnh này cũng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ
Các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được một cách chính xác nguyên nhân của đái tháo đường trong thai kỳ. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho rằng, một số hormon tiết ra trong thời kỳ mang thai ở một số người gây kháng insulin. Theo các nghiên cứu này thì lượng hormon gây kháng insulin sẽ tăng dần theo thời gian. Do vậy tiểu đường thai kỳ chủ yếu xuất hiên vào các tuần 24-28.
Có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường. Nguyên nhân thứ nhất là tuyến tụy không sản sinh ra đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa hết đường glucose thành năng lượng. Nguyên nhân thứ 2 là mặc dù tuyến tụy sản sinh ra đủ lượng insulin nhưng cơ thể không sử dụng lượng insulin này một cách hiệu quả. Nguyên nhân thứ 2 gọi là cơ thể KHÁNG INSULIN.
Người bệnh tiểu đường trong thai kỳ nên làm gì?
Cũng giống như người mắc bệnh đái tháo đường type 2, người mắc bệnh trong thai kỳ cũng tuân theo các biện pháp sinh hoạt, ăn uống, luyện tập phù hợp để khống chế mức đường huyết trong phạm vi cho phép.
-
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, ít tinh bột. Nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi ngày nên ăn 5-6 bữa.
- Kiểm soát lượng đường bằng cách tập thể dục các môn phù hợp với phụ nữ có thai ví dụ như đi bộ, bơi lội, …
- Trong trường hợp đã thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt mà vẫn không hạ được đường huyết thì người bệnh nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn việc uống thuốc hoặc tiêm insulin.
- Điều quan trọng nhất là người bệnh nên tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản về tiểu đường thai kỳ và nên đo đường huyết thường xuyên tại nhà. Vì đái tháo đường thai kỳ có những biến đổi rất nhanh nên mỗi ngày nên đo đường huyết 3-4 lần.
Thông thường bệnh sẽ hết sau khi sinh con. Tuy nhiên cũng có khá nhiều trường hợp tiểu đường thai kỳ chuyển thành tiểu đường type 2 sau khi sinh. Do vậy người bệnh cần tuân theo chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập để tránh bệnh chuyển hóa xấu đi.